Thế giới phẳng rồi, hồi tỵ có ngăn được chạy chức, chạy quyền?

Viet CTV 2018-05-13

Views 16

http://adf.ly/1SZdI2, http://adf.ly/1XIsTW,
Nhân Hội nghị Trung ương 7 bàn về công tác cán bộ, có ý kiến đề cập đến việc bổ nhiệm bí thư cấp tỉnh không phải là người địa phương. Đây là một nội dung trong Luật hồi tỵ của Bộ luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông.

Luật hồi tỵ quy định: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc". Việc này nhằm hạn chế tiêu cực, phe cánh, bổ nhiệm người thân... từ người đứng đầu.

Ông NGUYỄN TÚC (chủ nhiệm hội đồng tư vấn về văn hóa - xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ VN): "Thế giới phẳng", hồi tỵ chỉ là một giải pháp

Tôi đồng tình với việc trung ương lần này thảo luận đề án, thông qua nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược. Đây là thời điểm để nhìn nhận, đánh giá lại những gì đã làm được và chưa làm được, mà quan trọng nhất là đánh giá những gì chưa làm được để tìm giải pháp khắc phục.

Nhìn vào thực tế, đặc biệt là những sai phạm, vi phạm của những cán bộ, đảng viên đã bị xử lý trong thời gian qua, thì rõ ràng công tác cán bộ còn nhiều nhược điểm cần được khắc phục để tránh tình trạng "lợi ích nhóm", "cả họ làm quan", "cát cứ" địa phương dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp đang được dư luận quan tâm là bầu, chỉ định bí thư cấp ủy không phải người địa phương. Tôi ủng hộ giải pháp này, với hi vọng khắc phục được phần nào tình trạng xấu nêu trên.

Tuy nhiên, đây không phải điều gì mới mẻ, mà là việc ông cha mình đã làm từ mấy trăm năm trước bằng Luật hồi tỵ rồi.

Giải pháp này thực hiện trong bối cảnh lịch sử, xã hội 4-5 thế kỷ trước đây có nhiều tác dụng hơn bây giờ, bởi một ông quan từ địa phương này đến địa phương khác là đến nơi xa lạ, ví như từ kinh thành Thăng Long đến Quảng Nam, Quảng Ngãi có khi đi ngựa cả tháng trời, khó mà đem theo cả gia đình, họ tộc. Tài sản ngày xưa cũng khó chuyển đổi, không đa dạng như bây giờ nên tham cũng không dễ.

Còn ngày nay "thế giới phẳng", chỉ một giờ, hai giờ bay là đi từ đầu đến cuối đất nước, đi lại dễ dàng, các loại tài sản đa dạng và chuyển đổi rất dễ, nên việc mua bán, trao đổi, trong đó có "chạy chức, chạy quyền" khó ngăn ngừa.

Chính vì vậy, muốn giải pháp luân chuyển cán bộ đạt hiệu quả thì đi cùng với đó phải thực hiện cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực thật tốt. Quyền lực mà thiếu giám sát thì các giải pháp phòng ngừa, trong đó có luân chuyển, cũng không có nhiều tác dụng.

Share This Video


Download

  
Report form
RELATED VIDEOS