Năm 2018, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,5 đến 9 tỷ USD. Theo nhận định của nhiều chuyên gia,
mục tiêu này không quá khó bởi 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt gần 4 tỷ USD. Tuy
nhiên, ngành thủy sản vẫn cần sớm khắc phục những rào cản, thách thức từ nội tại để hướng tới xuất khẩu bền vững.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, mặc dù tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu
năm nay đạt 12,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng trong 6 tháng cuối năm sẽ gặp không ít khó khăn. Bộ Công Thương
dự báo, trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trưởng chậm lại do giá các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
những tháng gần đây giảm so với đầu năm.
Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) mặc dù đã ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam nhưng thủy sản nước ta vẫn
còn một số thách thức, điển hình như việc kiểm soát đánh bắt, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều lỗ hổng,
cần xử lý. Do đó, tháng 1/2019, Đoàn thanh tra của EC sẽ quay lại để xem xét vấn đề “thẻ vàng” với thủy sản
Việt Nam. Điều này cũng phần nào tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU)
trong 6 tháng cuối năm 2018.
Ngoài ra, một loạt sản phẩm thủy sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đang gặp khó. Theo VASEP, năm 2018, cá tra Việt Nam
tiếp tục phải đối mặt với 3 rào cản lớn tại hai thị trường truyền thống, trọng điểm là Mỹ và EU như: Vụ kiện
chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật và truyền thông bôi xấu cá tra.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, sản lượng trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng gần 50%
so với cùng kỳ năm trước. Cùng với tăng trưởng “nóng” là mối quan ngại về chất lượng hàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch.
VASEP nhận định, đây là thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ kiểm soát chất lượng hàng hóa nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến hoạt động
xuất khẩu cá tra sang thị trường này…
Tương tự, ngành tôm gặp không ít khó khăn do giá tôm tại thị trường thế giới giảm, sản lượng của các nước sản xuất tôm
đồng loạt tăng. Đó là sự cạnh tranh nguyên liệu tôm từ các nước như: Ecuador, Ấn Độ… cùng rào cản kỹ thuật của các
nhà nhập khẩu, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong quá trình đánh bắt, khai thác…
Theo Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Nguyễn Xuân Cường, trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành thủy sản đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục
“thẻ vàng” của EC, đồng thời hoàn thiện các văn bản pháp luật, đưa 9 khuyến nghị của EC vào Luật Thủy sản. Chính phủ
cũng đưa ra nhiều quyết sách tập trung chỉ đạo đồng bộ, 28 địa phương ven biển, ngư dân… vào cuộc quyết liệt.
Bên cạnh đó, Bộ NN& PTNT chỉ đạo tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng tổ chức lại sản xuất nhằm phát triển bền vững,
đi sâu vào chế biến để chuỗi giá trị hiệu quả hơn. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ,
ngành liên quan nhằm phát hiện, xử lý những trường hợp gian lận thương mại, góp phần giữ vững uy tín hình ảnh cá